báo cáo bài tập lớn thiết kế hệ thống cơ điện tử đề tài nhà thông minh

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo bài tập lớn thiết kế hệ thống cơ điện tử đề tài  nhà thông minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo bài tập lớn thiết kế hệ thống cơ điện tử đề tài nhà thông minh. thiết kế hệ thống cơ điện tử đề tài nhà thông minh

Trang 1

THIẾT KẾ SẢN PHẨM CƠ ĐIỆN TỬ NHÀ THÔNG MINH

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Trường

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Phú 2020603707 Lê Thị Phương Huệ

Nguyễn Thị Phương

2020605496

2020608095

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện đại và phát triển ngày nay, con người liên tục cập nhật những công nghệ mới và tiên tiến Thông qua đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm đạt chất lượng tốt, an toàn với người sử dụng được đưa lên hàng đầu Bắt kịp với xu thế đó, các nhà sản xuất đã không ngừng cải tiến sản phẩm của mình cả về ngoại hình cũng như chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và chiếm lĩnh được thị trường kinh

doanh

Trong lĩnh vực nhà ở, hiện nay phải đáp ứng được các yếu tố như tiện ích, các tính năng an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm, đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng Vì thế, nhóm sinh viên đã quyết định lựa chọn sản phẩm nhà thông minh làm đề

tài nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo bài tập lớn “Thiết kế hệ thống cơ điện tử” Nhằm

hiểu rõ được việc nghiên cứu ra một sản phẩm cơ điện tử thương mại đưa ra thị trường, báo cáo này sẽ trình bày cụ thể việc tìm hiểu, xây dựng và phát triển concept nhà thông minh với đầy đủ tiện ích, giúp tiết kiệm sức người, an toàn với người sử dụng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG THIẾT KẾ 6

1.1 Tổng quan về nhà thông minh 6

1.1.1 Sự ra đời, phát triển của hệ thống nhà thông minh 6

1.1.2 Một số ứng dụng, chức năng của nhà thông minh 8

1.2 Khảo sát nhu cầu thị trường 10

1.2.1 Trên thế giới 10

1.2.2 Tại Việt Nam 11

1.3 Lập kế hoạch và làm rõ nhiệm vụ 12

Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động CO2 + An toàn điện + An toàn sức khỏe 15

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ SƠ BỘ 16

2.1 Xác định các vấn đề cơ bản 16

2.1.1 Giai đoạn 1: Loại bỏ sở thích các nhân, bỏ qua các yêu cầu không ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và các ràng buộc cần thiết 16

2.1.2 Giai đoạn 2: Chuyển đổi dữ liệu định lượng thành dữ liệu định tính và giảm chúng thành các tuyến bố thiết yếu 18

2.1.3 Giai đoạn 3: Trong mức độ nhất định, khái quát lại kết quả bước trước 19

2.1.4 Giai đoạn 4: Hình thành vấn đề theo các thuật ngữ trung lập về giải pháp 20

2.2 Thiết lập cấu trúc chức năng 21

2.2.1 Chức năng tổng thể 21

2.2.2 Chức năng con 23

2.3 Tìm kiếm nguyên tắc làm việc 28

2.3.1 Giải pháp 28

2.3.2 Kết hợp các nguyên tắc làm việc 31

2.3.3 Lựa chọn biến thể phù hợp 31

2.4 Tổng hợp và đánh giá các biến thể 32

Trang 4

3.2.1 Bộ điều khiển trung tâm CPU 41

3.2.8 Hệ thống Phòng cháy – Chữa cháy 47

3.2.9 Kiểm soát năng lượng 49

3.2.10 Bộ chuyển đổi AC/DC 50

Trang 5

HÌNH ẢNH

Hình 1: Nhà thông minh 6

Hình 2: Ứng dụng và chức năng của nhà thông minh 8

Hình 3: Báo cáo số liệu thị trường nước ngoài 10

Hình 4: Báo cáo số liệu thị trường Việt Nam 11

Hình 5: Ứng dụng của bộ điều khiển trung tâm 41

Hình 6: Màn hình OLED 42

Hình 7: Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm 43

Hình 8: Điều hòa nhiệt độ 43

Hình 15: Khóa cửa thông minh 47

Hình 16: Cảm biến khói 48

Hình 17: Cảm biến khí ga 48

Hình 18: Đầu phun chữa cháy 49

Hình 19: Tổng quan hệ thống phòng cháy chữa cháy 49

Hình 20: Bộ giám sát tiêu thụ điện 50

Hình 21: Bộ chuyển đổi AC/DC 50

Hình 22: Bộ lưu điện 51

Hình 23: Pin năng lượng mặt trời 52

Hình 24: Tổng quan ngôi nhà 52

Trang 6

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG THIẾT KẾ 1.1 Tổng quan về nhà thông minh

Nhà thông minh là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động Nhờ ứng dụng các công nghệ như hồng ngoại, điện thoại thông minh, IoT, công nghệ đám mây…nhà thông minh có thể thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển

Ngôi nhà thông minh mang đến cho gia chủ sự tiện lợi, tiết kiệm, an toàn và thoải mái Tiết kiệm vì sử dụng một số đồ vật thông minh như bộ điều nhiệt thông minh và đèn thông minh có thể giúp tiết kiệm năng lượng (giảm tiêu thụ năng lượng) và giảm hóa đơn

Đó là sự tiện lợi vì mọi tác vụ đều được thực hiện tự động và an toàn, đây là một trong những điều quan trọng nhất lợi ích của một ngôi nhà thông minh, bởi vì bạn có thể điều khiển các thiết bị từ xa và xem liệu có nguy hiểm bất cứ lúc nào trong nhà của bạn

1.1.1 Sự ra đời, phát triển của hệ thống nhà thông minh

- Có 3 thế hệ thiết bị nhà thông minh

Thế hệ thứ nhất: kết nối thông minh các ứng dụng trong nhà để chủ nhân điều khiển bằng cách ra mệnh lệnh, nút bấm hay giọng nói, cử chỉ

Hình 1: Nhà thông minh

Trang 7

Thế hệ thứ hai: trí tuệ nhân tạo AI sẽ tự nhận biết được các chủ nhân của căn nhà và điều khiển hệ thống theo như chu trình mong muốn Chủ nhân vẫn có thể can thiệp vào quá trình này nếu muốn AI sẽ trở thành trợ lý ảo thực thụ

Thế hệ thứ ba: ngoài trợ lý ảo, chủ nhân sẽ có trợ lý thật sự, về mặt vật lý, đó là robot để thực hiện các công việc mà trợ lý ảo không thể làm được, ví dụ: bỏ gạo vào nấu cơm, lấy trứng để rán

1907: một chiếc máy hút bụi chân không thông minh và thực tế hơn đã được phát minh, trong 2 thập kỉ tủ lạnh, máy giặt, máy sấy quần áo, bàn ủi, máy nướng bánh mỳ và rất nhiều các thiết bị khác được phát minh và ứng dụng vào cuộc sống

1966 – 1967: Sự ra đời của Echo IV và máy tính bếp: Echo IV là thiết bị thông minh có thể bật và tắt thiết bị, kiểm soát nhiệt độ của nhà và lên danh sách mua sắm

1991 – Gerontechnology: Đây là sự kết hợp giữa công nghệ sinh dưỡng và công nghệ và làm cho cuộc sống của người già dễ dàng hơn

1998 – Đầu những năm 2000: Ngôi nhà thông minh và nhà tự động hóa được điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng các loại sóng không dây bắt đầu gia tăng phổ biến vào đầu những năm 2000

Ngày nay: các thiết bị điện tử thông minh được ra đời như điện thoại thông minh (smartphone), tủ lạnh thông minh, máy hút bụi thông minh, giúp cho nhà thông minh có nhiều hơn các tính năng về tiện ích, an toàn và phù hợp với xu thế môi trường sống xanh bằng việc quản lý hợp lý nguồn năng lượng và tránh lãng phí khi không cần thiết, cảnh báo và tấn công đối tượng khi có sự xâm nhập trái phép nhằm bảo vệ an toàn cho ngôi nhà và gia chủ

Trang 8

1.1.2 Một số ứng dụng, chức năng của nhà thông minh

Hình 2: Ứng dụng và chức năng của nhà thông minh

Hệ thống chiếu sáng thông minh: Có thể thiết lập đèn chiếu sáng tự tắt – bật theo giờ Cài đặt cảm biến chuyển động cho phép đèn tự bật khi xác nhận có người trong vùng chiếu sáng và tự tắt khi rời khỏi đó Dễ dàng điều khiển hệ thống đèn trong nhà thông qua điện thoại dù cho bạn có đi đâu xa như du lịch, công tác,

Hệ thống điều khiển rèm cửa tự động: Những chiếc rèm cửa truyền thống sẽ được cài đặt thêm hệ thống động cơ Động cơ này được kết nối với phần mềm

smarthome iHome Người dùng có thể điều khiển rèm bằng remote, bằng giọng nói với trợ lý ảo hoặc bằng phần mềm theo dõi

Điều khiển thiết bị điều hòa – TV thông minh: Cho phép người sử dụng điều khiển qua remote hồng ngoại, ứng dụng thông minh giao diện 3D, bằng giọng nói Nhanh chóng bật/tắt điều hòa dễ dàng thông qua thiết bị thông minh khi không có mặt ở nhà Ngoài ra có thể hẹn giờ cho thiết bị hoặc thiết lập ngữ cảnh để tự động thực hiện theo cài đặt sẵn

Điều khiển ngôi nhà thông minh bằng giọng nói: Khi các trợ lý ảo được thiết lập vào hệ thống ứng dụng, quản lý thiết bị thông qua wifi, người dùng dễ dàng điều khiển thiết bị bằng giọng nói Phần mềm nhà thông minh cho phép thiết lập đa ngôn ngữ Dù trong gia đình có nhiều người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau đều có thể sử dụng tính năng này

Trang 9

Hệ thống cảnh báo an ninh nhà thông minh: Gồm các thiết bị khóa an ninh, cảnh báo chống trộm an toàn Hệ thống camera cùng các công tắc cửa cảm biến Hệ thống này có thể cảm biến kính vỡ, cảm biến chuyển động bên ngoài căn nhà và cảm biến chuyển động bên trong căn nhà Hệ thống cảnh báo an ninh còn được tích hợp cảm biến khói, khí gas và các nút khẩn cấp Kiểm soát các nguy cơ cháy nổ (rò rỉ khí ga, cháy nổ, chập điện…), bị kẻ trộm đột nhập, bảo vệ kiểm soát ngôi nhà 24/7

Kiểm soát môi trường, nhiệt độ, độ ẩm: Giải pháp nhà thông minh được trang bị hệ thống kiểm soát môi trường với các thiết cảm biến đo nhiệt độ, nồng độ oxy trong ngôi nhà, độ ẩm, các thông số được bộ điều khiển trung tâm tính toán và gửi tới điện thoại của bạn Nếu các yếu tố này trong nhà không phù hợp thì bộ điều khiển sẽ tự điều chỉnh những thiết bị như máy lạnh, máy hút ẩm, quạt, sao cho phù hợp, giúp mang đến nguồn không khí trong lành và an toàn cho sức khỏe

Điều khiển hệ thống sân vườn thông minh: Chức năng của hệ thống này là tự động tưới cây cỏ trong vườn hàng ngày theo thời gian định trước hoặc bật, tắt từ xa bằng điện thoại Nếu như trời hôm đó mưa, hệ thống cảm biến đièu chỉnh không cho tưới cây nữa Ngoài ra còn một số chức năng khác như: kiểm soát môi trường, gara thông minh, hệ thống vệ sinh thông minh…

Chức năng của hệ thống giải trí âm thanh đa vùng: Phát nhạc, chiếu phim theo sở thích ở từng khu vực khác nhau Tự động phát nhạc, chiếu phim theo kịch bản và thời điểm định sẵn

Ví dụ: một báo cáo của MarketsandMarkets ước tính rằng thị trường nhà thông minh sẽ đạt mức doanh thu khoảng 151,4 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến lên tới khoảng 12,5% trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2025 Điều này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường

Trang 10

1.2 Khảo sát nhu cầu thị trường

1.2.1 Trên thế giới

Theo các báo cáo thị trường, nhu cầu về nhà thông minh đang tăng lên toàn cầu Dự báo thị trường nhà thông minh cho thời gian tới cho thấy sự gia tăng đáng kể về doanh thu và sự yêu cầu của người tiêu dùng

Ngoài ra, nhu cầu thị trường nhà thông minh được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo Theo báo cáo của IHS Markit, dự kiến số lượng các thiết bị IoT được triển khai trong các hộ gia đình sẽ tăng từ khoảng 12,5 tỷ năm 2020 lên đến 75,4 tỷ vào năm 2025 Điều này chứng tỏ sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng công nghệ nhà thông minh

Một yếu tố quan trọng khác đó là tăng cường nhận thức về lợi ích của nhà thông minh và nhu cầu tiện ích trong cuộc sống Người tiêu dùng trên toàn cầu đang tìm kiếm giải pháp nhà thông minh để cải thiện tiện nghi, an ninh và tiết kiệm năng lượng Theo một khảo sát của Statista, vào năm 2020, khoảng 44% người tiêu dùng ở Mỹ sở hữu ít nhất một thiết bị nhà thông minh, và dự báo tỷ lệ này sẽ tăng lên 53% vào năm 2023

Tóm lại, nhu cầu thị trường nhà thông minh đang tăng lên toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể về doanh thu và sự tiếp cận của người tiêu dùng

Hình 3: Báo cáo số liệu thị trường nước ngoài

Trang 11

1.2.2 Tại Việt Nam

Nhu cầu thị trường nhà thông minh ở Việt Nam đang trở nên ngày càng phổ biến và tăng cao Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự tiếp cận dễ dàng đến các sản phẩm và giải pháp nhà thông minh, người dùng ở Việt Nam đang khám phá và chào đón tiện ích mà nhà thông minh mang lại

Theo báo cáo của Global Market Insights, dự kiến thị trường nhà thông minh tại Việt Nam sẽ đạt mức doanh thu khoảng 850 triệu USD vào năm 2027 Sự tăng trưởng

mạnh mẽ này cho thấy tiềm năng và sự quan tâm của người tiêu dùng đối với giải pháp nhà thông minh

Người dùng ở Việt Nam đang quan tâm đến tính tiện ích và an ninh trong ngôi nhà của mình Các giải pháp nhà thông minh cho phép người dùng điều khiển và quản lý các thiết bị như ánh sáng, nhiệt độ, và hệ thống an ninh từ xa thông qua ứng dụng di động Điều này mang lại sự thuận tiện và an tâm cho người dùng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày

Tiết kiệm năng lượng và bền vững cũng là một yếu tố quan trọng trong nhu cầu thị trường nhà thông minh ở Việt Nam Với việc tự động điều chỉnh các thiết bị tiêu thụ năng lượng và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, nhà thông minh giúp giảm lượng điện tiêu thụ không cần thiết và góp phần vào bảo vệ môi trường Đây là một yếu tố thu hút người tiêu dùng ở Việt Nam, nơi nhận thức về vấn đề môi trường đang gia tăng

Mặc dù chỉ khoảng 10% người tiêu dùng ở Việt Nam đã sử dụng các sản phẩm và giải pháp nhà thông minh vào năm 2020, dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên trong tương lai Với sự tăng trưởng của thị trường và sự nhận thức gia tăng về lợi ích của nhà thông minh, người dùng ở Việt Nam đang dần nhận ra và chấp nhận giải pháp này để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra một môi trường sống thông minh, hiện đại và bền vững

Hình 4: Báo cáo số liệu thị trường Việt Nam

Trang 12

Tóm lại, nhu cầu thị trường nhà thông minh ở Việt Nam đang gia tăng và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Với tiềm năng phát triển lớn và lợi ích mang lại, thị trường nhà thông minh ở Việt Nam đang trở thành một phần không thể thiếu trong xu hướng phát triển công nghệ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân

1.3 Lập kế hoạch và làm rõ nhiệm vụ

Lập kế hoạch rõ ràng cho thiết kế nhà thông minh là một bước quan trọng để đảm bảo rằng nhiệm vụ được thực hiện một cách hiệu quả Dưới đây là một kế hoạch cơ bản để làm rõ nhiệm vụ của thiết kế nhà thông minh:

- Xác định mục tiêu và yêu cầu: Xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của việc thiết kế Điều này bao gồm việc định rõ các tính năng, chức năng và ưu tiên mà bạn muốn có trong nhà thông minh của mình

- Nghiên cứu công nghệ và giải pháp: Tìm hiểu về các công nghệ và giải pháp hiện có để đáp ứng yêu cầu của bạn Xem xét các hệ thống điều khiển nhà thông minh, thiết bị kết nối Internet of Things (IoT), giao thức giao tiếp, các thiết bị và cảm biến thông minh

- Thiết kế hệ thống: Dựa trên yêu cầu và nghiên cứu, bạn có thể thiết kế hệ thống nhà thông minh của mình Đây là giai đoạn để xác định vị trí và cài đặt các thiết bị thông minh

- Lập kế hoạch cài đặt và triển khai: Bao gồm xác định thời gian, nguồn lực và quy trình để cài đặt các thiết bị và cấu hình hệ thống Đảm bảo rằng công việc triển khai được thực hiện một cách chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật

- Kiểm tra và kiểm soát chất lượng: Sau khi hệ thống được cài đặt, thực hiện kiểm tra và kiểm soát chất lượng kết nối mạng, tích hợp các thiết bị, kiểm tra đáp ứng của các chức năng và đảm bảo an toàn và bảo mật của hệ thống

- Đào tạo và hướng dẫn sử dụng: Cuối cùng, cung cấp đào tạo và hướng dẫn cho người sử dụng về cách sử dụng hệ thống nhà thông minh Đảm bảo rằng người sử dụng hiểu và có thể tận dụng tối đa các tính năng và chức năng của hệ thống

Bằng cách lập kế hoạch rõ ràng và làm rõ nhiệm vụ của thiết kế nhà thông minh, bạn có thể đảm bảo rằng hệ thống sẽ đáp ứng đúng yêu cầu của bạn và mang lại trải nghiệm nhà thông minh tốt nhất cho bạn và gia đình

Trang 13

NHÓM 20 Danh sách yêu cầu cho nhà thông

D D W

❖ Năng lượng

- Điện dân dụng - Năng lượng mặt trời - Năng lượng gió

D

W D

D D

D D D

D W W

+ Điều khiển các thiết bị bằng phím bấm vật lý

+ Điều khiển bằng cảm biến Đầu ra:

+ Hệ thống chiếu sáng + Nhiệt độ

+ Thiết bị gia dụng ( Tivi, Tủ lạnh, Quạt )

+ Âm thanh

+ Độ ẩm không khí

+ Điều khiển đèn ngoại vi và hệ thống sân vườn

Trang 14

D + Điều khiển rem cửa và ô cửa

D W D D W W D

❖ Bảo Mật

+ Khóa cửa bằng vân tay + Khóa cửa bằng khuôn mặt + Khóa cửa bằng mật mã + Quản lý truy cập

+ Giám sát hoạt động + Mã hóa dữ liệu + Giám sát video

W W D D D W

❖ Kiểm Soát

+ giấc ngủ

+ hoạt động hàng ngày + Kiểm soát từ xa + năng lượng

+ Kiểm soát truy cập + Kiểm soát ngữ cảnh

D D D

❖ An Toàn

+ Phòng cháy

Cảm biến nhiệt độ Cảm biến khí ga Cảm biến khói

Trang 15

D

W D D

W D D D D

❖ Thông Báo

+ Sự kiện

+ Có người bên ngoài + Thông báo năng lượng + Cảnh báo có người đột nhập + Cảnh báo từ hộ thống phòng cháy

D D W D D W

❖ Kết nối

+Kết nối mạng +Kết nối di động +Kết nối Bluetooth +Kết nối Ethernet

+Kết nối Internet of Things (IoT) +Kết nối đám mây

D

❖ Vận Hành

- sách hướng dẫn vận hành

Trang 16

D - phần mềm điều khiển

❖ Bảo trì bảo dưỡng

- Chế độ bảo hành: 1-2 năm - Dễ dàng thay thế, bảo trì

- Nhân viên bảo dưỡng định kỳ 3 tháng/ 1 lần

+ Điều khiển các thiết bị bằng giọng nói

+ Điều khiển các thiết bị từ xa bằng smartphone

Trang 17

+ Điều khiển các thiết bị bằng phím bấm vật lý + Điều khiển bằng cảm biến

Đầu ra:

+ Hệ thống chiếu sáng + Nhiệt độ

+ Thiết bị gia dụng ( Tivi, Tủ lạnh, Quạt ) + Âm thanh

❖ Bảo Mật:

+ Khóa cửa bằng vân tay + Khóa cửa bằng mật mã + Quản lý truy cập

+ Giám sát hoạt động + Mã hóa dữ liệu + Giám sát video ❖ Kiểm Soát:

+ Kiểm soát từ xa + năng lượng

+ Kiểm soát truy cập ❖ An Toàn:

+ Phòng cháy:

Cảm biến nhiệt độ Cảm biến khí ga Cảm biến khói + Chữa cháy

+ Chữa cháy tự động bằng đầu đầu Sprinkler + An toàn điện

+ An toàn sức khỏe ❖ Thông Báo:

Trang 18

+ Có người bên ngoài + Thông báo năng lượng + Cảnh báo có người đột nhập + Cảnh báo từ hộ thống phòng cháy

❖ Kết nối:

+Kết nối mạng +Kết nối di động +Kết nối Ethernet

+Kết nối Internet of Things (IoT) ❖ Vận hành

+ Sách hướng dẫn vận hành + Phần mềm điều khiển ❖ Xây dựng lắp đặt

+ Xây dựng theo yêu cầu của khách hàng

+ Dễ dàng tháo lắp và kết nối các module thông minh + Sắp xếp trang trí theo thẩm mỹ, thuận tiện khi sử dụng ❖ Bảo trì bảo dưỡng

+ Chế độ bảo hành: 1-2 năm + Dễ dàng thay thế bảo trì ❖ Chi phí

Trang 19

❖ Bảo mật:

+ Sử dụng khóa cửa bằng vân tay và mật mã + Quản lý truy cập và giám sát hoạt động + Mã hóa dữ liệu và giám sát video ❖ Kiểm soát:

+ Kiểm soát từ xa và năng lượng + Kiểm soát truy cập

+ Thông báo có người bên ngoài và thông báo năng lượng

+ Cảnh báo có người đột nhập và cảnh báo từ hệ thống phòng cháy ❖ Kết nối:

+ Kết nối mạng, kết nối di động, kết nối Ethernet và kết nối Internet of Things (IoT)

❖ Bảo trì bảo dưỡng

+ Chế độ bảo hành 1 năm, bảo dưỡng định kỳ 3 tháng/1 lần ❖ Chi phí

+ Chi phí lắp đặt các hệ thống thông minh: 300-500 triệu vnd

2.1.3 Giai đoạn 3: Trong mức độ nhất định, khái quát lại kết quả bước trước

❖ Điều khiển:

+ Điều khiển bằng giọng nói, smartphone, phím bấm vật lý và cảm biến

Trang 20

+ Điều khiển các yếu tố như chiếu sáng, nhiệt độ, thiết bị gia dụng và âm thanh

❖ Bảo mật:

+ Sử dụng khóa cửa bằng vân tay và mật mã + Quản lý truy cập và giám sát hoạt động + Mã hóa dữ liệu và giám sát video ❖ Kiểm soát:

+ Kiểm soát từ xa và năng lượng + Kiểm soát truy cập

+ Thông báo có người bên ngoài và thông báo năng lượng

+ Cảnh báo có người đột nhập và cảnh báo từ hệ thống phòng cháy ❖ Kết nối:

+ Kết nối mạng, kết nối di động, kết nối Ethernet và kết nối Internet of Things (IoT)

❖ Bảo trì bảo dưỡng

+ Chế độ bảo hành 1 năm, bảo dưỡng định kỳ 3 tháng/1 lần ❖ Chi phí

+ Chi phí lắp đặt các hệ thống thông minh: 300-500 triệu vnd

2.1.4 Giai đoạn 4: Hình thành vấn đề theo các thuật ngữ trung lập về giải phá

Thiết kế hệ thống nhà thông minh

Trang 21

Hệ Thống Các Thiết Bị Trong

Nhà Thông

Minh

Trang 23

2.2.2 Chức năng con

- Chức năng cung cấp điện:

- Chức năng lưu trữ điện dự phòng:

Trang 24

- Chức năng bảo vệ hệ thống điện:

-Chức năng điều khiển:

- Chức năng nhập liệu :

Trang 25

- Chức năng điều khiển ánh sáng:

- Chức năng điều khiển nhiệt độ:

- Chức năng an ninh – giám sát:

Trang 26

- Hệ thống phòng cháy:

- Chức năng điều khiển rèm cửa:

Trang 27

- Chức năng âm thanh đa chiều:

Ngày đăng: 09/05/2024, 11:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan