Báo cáo giữa kỳ Kiểm thử phần mềm nhúng (KMA)

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo giữa kỳ Kiểm thử phần mềm nhúng (KMA)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp những câu hỏi cần thiết và quan trọng của môn Kiểm thử phần mềm nhúng (KMA). Tài liệu này giúp các bạn sinh viên có thể vượt qua các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ và đạt kết quả cao nhất. Xin cảm ơn các bạn đã xem và tải tài liệu.

Trang 1

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃKhoa Công nghệ thông tin

BÁO CÁO KIỂM THỬ PHẦN MỀM NHÚNG ĐỀ TÀI:

KIỂM THỬ THỦ CÔNG MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦAỨNG DỤNG CHO THUÊ NHÀ

Cán bộ hướng dẫn:

ThS Thái Thị Thanh Vân

Sinh viên thực hiện:

Ninh Thị Thu PhươngMai Trung Kiên

Cao Văn Văn

CT050140CT050329CT050353

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM 2

1.1 Tổng quan về kiểm thử phần mềm 2

1.1.1.Khái niệm kiểm thử phần mềm 2

1.1.2.Nguyên tắc kiểm thử phần mềm (7 nguyên tắc vàng) 2

1.3.1.Kiểm thử đơn vị (Unit Testing) 6

1.3.2.Kiểm thử tích hợp (Intergation Testing) 6

1.3.3.Kiểm thử hệ thống (System Testing) 7

1.3.4.Kiểm thử chấp nhận người dùng (User Acceptance Testing) 7

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH KIỂM THỬ 12

2.1 Tổng quan về hệ thống cho thuê nhà 12

Trang 3

2.7.2.Quy trình xử lý lỗi 16

2.8 Thiết kế các Test Case 17

2.8.1.Chức năng Đăng ký (ký hiệu DK) 17

2.8.2.Chức năng Đăng nhập (ký hiệu DN) 19

2.8.3.Chức năng Thay đổi mật khẩu (ký hiệu MK) 21

2.8.4.Chức năng Thêm phòng (ký hiệu TP) 23

CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM THỬ 24

3.1 Thực thi kiểm thử 24

3.1.1.Kết quả kiểm thử chức năng Đăng ký 25

3.1.2.Kết quả kiểm thử chức năng Đăng nhập 25

3.1.3.Kết quả kiểm thử chức năng Thay đổi mật khẩu 26

3.1.4.Kết quả kiểm thử chức năng Thêm phòng 26

3.2 Đánh giá kết quả kiểm thử 27

3.3 Kết luận 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

DANH MỤC HÌNH Ả

Hình 1.1 Kiểm thử hộp đen 8Hình 1.2 Kiểm thử hộp trắng 10

Hình 3.1 Hình Kiểm thử chức năng Đăng ký 25Hình 3.2 Hình kiểm thử chức năng Đăng nhập 26

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BI

Bảng 2.1 Bảng phân công nhiệm vụ của từng thành viên 14

Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ lỗi 16

Bảng 2.3 Bảng quy trình xử lý theo từng mức độ lỗi 16

Bảng 2.4 Bảng Test Case cho chức năng Đăng ký 19

Bảng 2.5 Bảng Test Case cho chức năng Đăng nhập 21

Bảng 2.6 Bảng Test Case cho chức năng Thay đổi mật khẩu 22

Bảng 2.7 Bảng Test Case cho chức năng Thêm phòng 24

YBảng 3.1 Bảng Kết quả kiểm thử chức năng Đăng ký 25

Bảng 3.2 Bảng kiểm thử chức năng Đăng nhập 26

Bảng 3.3 Bảng kiểm thử chức năng Thay đổi mật khẩu 26

Bảng 3.5 Bảng kiểm thử chức năng Thêm phòng 27

Bảng 3.6 Bảng đánh giá kết quả kiểm thử 27

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc phát triển và triển khai các ứng dụngphần mềm không chỉ đòi hỏi tính sáng tạo mà còn cần có sự đảm bảo về tính toànvẹn và hiệu suất Trong ngữ cảnh này, môn kiểm thử phần mềm nhúng đã trở thànhmột phần không thể thiếu trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo rằngứng dụng hoạt động đúng đắn và đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

Báo cáo này là kết quả của công việc nghiên cứu và thực hiện kiểm thử phầnmềm trên một ứng dụng thuê nhà, với mục tiêu kiểm thử các chức năng quan trọngnhư đăng nhập, đăng ký, thay đổi mật khẩu và thêm phòng Mục đích của báo cáolà đề cập đến quy trình kiểm thử được thực hiện, kỹ thuật kiểm thử áp dụng, nhữngthách thức gặp phải, và kết quả đạt được.

Trước khi bước vào chi tiết của quá trình kiểm thử, chúng em muốn bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến cô Thái Thị Thanh Vân đã hỗ trợ và động viên chúng emtrong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện dự án này Sự hướng dẫn và góp ý củacô đã là nguồn động viên lớn lao giúp chúng em hoàn thành công việc một cáchhiệu quả.

Chúng em hy vọng rằng thông qua báo cáo này, độc giả sẽ có cái nhìn tổngquan về quá trình kiểm thử phần mềm và nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụngkỹ thuật kiểm thử hiệu quả trong việc phát triển phần mềm Bài báo cáo của chúngem gồm 3 chương:

 Chương 1: Tổng quan về kiểm thử phần mềm Chương 2: Kế hoạch kiểm thử

 Chương 3: Thực hiện và đánh giá kết quả kiểm thửXin chân thành cảm ơn.

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM1.1 Tổng quan về kiểm thử phần mềm

1.1.1 Khái niệm kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi một chương trình với mục đích tìm

lỗi Có thể xem kiểm thử phần mềm là việc “chạy thử” phần mềm hay một chức

năng phần mềm xem nó “chạy” đúng như mong muốn hay không.

1.1.2 Nguyên tắc kiểm thử phần mềm (7 nguyên tắc vàng)

Kiểm thử đưa ra lỗi: Việc của tester là chứng minh phần mềm có lỗi chứ

không kết luận được là hoàn toàn không có lỗi.

Kiểm thử toàn diện là không thể: Chấp nhận có phần trăm rủi ro thấp.

Kiểm thử càng sớm càng tốt: Nên bắt đầu sớm nhất có thể trong chu kỳ pháttriển.

Sự tập trung của lỗi: Các lỗi thường nằm trong một số module nhất định nàođó chứ không phải trong tất cả các module.

 Nguyên tắc vàng (Nguyên lý Pareto): 80% lỗi có nguyên nhân từ 20% cácmodule.

 Cô lập và kiểm thử những module khả nghi nhất.

“Hiệu ứng thuốc trừ sâu”:

 Nếu việc kiểm thử tương tự nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì cuốicùng sẽ có một số trường hợp kiểm thử (test case) sẽ không còn tìm thấybất kỳ lỗi nào mới.

 Các kịch bản cần rà soát và xem xét lại đều đặn.

 Kịch bản kiểm thử lại cần bổ sung hoặc viết lại để tìm thêm khiếmkhuyết.

Kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh: Kiểm thử cần được thực hiện trong nhữngngữ cảnh khác nhau.

Ảo tưởng “không lỗi”:

Sẽ rất sai lầm nếu “ảo tưởng” rằng cứ tìm và sửa chữa một số lượng lớn

các lỗi sẽ đảm bảo sự thành công của một hệ thống.

Trang 8

Bởi vì, một hệ thống “không lỗi” là vô nghĩa nếu: Khó sử dụng, không

đáp ứng yêu cầu cần thiết, không đáp ứng kỳ vọng của người sử dụng, …

1.2 Quy trình kiểm thử phần mềm

1.2.1 Kế hoạch kiểm thử (Test plan)

Kế hoạch kiểm thử là một tài liệu mô tả mục tiêu, phạm vi, phương pháp,công cụ để thực hiện công việc kiểm thử.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kiểm thử:

 Xác định các vấn đề cần thiết để xác nhận chất lượng của ứng dụng đangkiểm thử.

 Giúp người ngoài nhóm kiểm thử (developers, manager, customer) hiểuchi tiết về kiểm thử.

 Có thể được tái sử dụng trong dự án khác.Các bước xây dựng kế hoạch kiểm thử:

 Bước 1: Phân tích sản phẩm cần kiểm thử để hiểu chi tiết về sản phẩm. Bước 2: Thiết kế chiến lược kiểm thử để xác định mục tiêu kiểm thử của

dự án và các phương tiện để đạt được mục tiêu Cần phải xác định chi phícần để kiểm thử một cách rõ ràng và thường được phát triển bởi TestManager.

 Bước 3: Xác định mục tiêu kiểm thử: Liệt kê các tính năng phần mềm(chức năng, hiệu suất, GUI,…) có thể cần kiểm thử, xác định mục tiêukiểm thử dựa trên các tính năng phần mềm, xác định tiêu chí dừng kiểmthử.

 Bước 4: Hoạch định nguồn nhân lực để lập lên bản tóm tắt chi tiết cácloại tài nguyên (con người, thiết bị, vật liệu, …) cần để hoàn thành dự án. Bước 5: Kế hoạch môi trường kiểm thử để tạo nên thiết lập giữa phần

mềm và phần cứng mà nhóm kiểm thử sẽ thực hiện các test case bao gồm:môi trường và người dùng thực tế, môi trường vật lý như máy chủ, … Bước 6: Lịch trình và ước lượng: Cần thiết kế lịch trình thực hiện kiểm

thử và đảm bảo rằng các hoạt động kiểm thử được thực hiện đúng thờigian và theo đúng kế hoạch đã đề ra Ước lượng chi phí kiểm thử mộtcách rõ ràng và trực quan để đảm bảo không bị thiếu hụt trong quá trìnhkiểm thử.

Trang 9

 Bước 7: Bàn giao sản phẩm kiểm thử: Sau khi hoàn thành các hoạt độngkiểm thử, cần đánh giá kết quả kiểm thử và báo cáo lại cho các bên liênquan về mức độ hoàn thành, các lỗi được tìm tháy, các khiểm khuyết vàcác đề xuất cải tiến Chuẩn bị sẵn tài liệu hướng dẫn quy trình kiểm thửvà những ghi chú cần thiết.

1.2.2 Đặc tả tình huống kiểm thử

Đặc tả tình huống kiểm thử là quá trình kỹ thuật viên thực hiện lên kế hoạchchi tiết về kịch bản kiểm thử (test scenario), trên cơ sở đó sẽ xây dựng các bộ kiểmthử (test case/ test script).

1.2.2.1 Kịch bản kiểm thử (Test scenario)

Test Scenario bao gồm tất cả các chức năng có thể được kiểm thử và cònđược gọi là Test Condition hoặc Test Possibility.

Mục đích của Test Scenario:

 Cung cấp cái nhìn tổng thể cho các tester, nhà phân tích, nhà phát triển,khách hàng,…

 Tạo đề xuất về tổ chức hoặc nguồn nhân lực.

 Các Tester sẽ dựa trên Test Scenario để xây dựng các Test Case/TestScript.

Các bước tạo kịch bản kiểm thử từ bản đặc tả:

 Bước 1: Đọc các tài liệu đặc tả, các sách hướng dẫn, tài liệu thiết kế,…của ứng dụng cần kiểm thử.

 Bước 2: Đối với mỗi yêu cầu, hãy xác định các hành động và mục tiêu cóthể của người dùng.

 Bước 3: Mỗi kịch bản thử nghiệm có thể gắn với một hoặc nhiều yêu cầu.Chú ý, kịch bản thử nghiệm nhiều yêu cầu cùng lúc cần có kịch bản kiểmthử riêng từng yêu cầu.

1.2.2.2 Ca kiểm thử (Test Case)

Ca kiểm thử (Test Case) là một tình huống kiểm tra, được thiết kế để kiểmtra một đối tượng có thoả mãn yêu cầu đặt ra hay không.

Một Test Case mô tả dữ liệu đầu vào (input), hành động (action) và kết quảmong đợi (expected respone), để xác định một chức năng của ứng dụng phần mềmhoạt động đúng hay không.

Trang 10

Mô tả Test Case chi tiết hay ngắn gọn phụ thuộc vào quy mô của dự án hayquy mô của công ty sản xuất phần mềm.

Một số chú ý khi thiết kế Test Case:

 Quy ước đặt tên: ngắn gọn, dễ hiểu, có đánh số thứ tự, thường gắn với têndự án và tên của module kiểm thử.

 Phần miêu tả cần đưa ra nhiều thông tin cần thiết nhất có thể.

 Điều kiện tiên quyết và các giả định: liệt kê tất cả các thông tin về cácđiều kiện và giả định cần trước khi test

 Chia các test case thành các nhóm nhỏ theo các trình tự đặc biệt.

1.2.2.3 Test Script

Là một nhóm mã lệnh dạng đặc tả kịch bản dùng để tự động hoá một trình tựkiểm tra, giúp cho việc kiểm tra nhanh hơn hoặc cho những trường hợp mà kiểm trabằng tay sẽ rất khó khăn hoặc không khả thi.

Test Script giống Test Case, chỉ khác về hình thức sử dụng: Test Script đượcviết để chạy trong quá trình kiểm thử tự động.

1.2.4.Đánh giá và lập báo cáo

Mục đích: Đánh giá toàn bộ quá trình kiểm thử bao gồm xem xét và đánh giákết quả kiểm thử, liệt kê lỗi, chỉ định các yêu cầu thay đổi và tính toán các số liệucó liên quan đến quá trình kiểm thử.

Đánh giá khác với thẩm định kiểm thử: Mang tính toàn cục và nhằm hướngđến bản thân giá trị của các kết quả kiểm thử.

Trang 11

1.3.1.Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)

Là hoạt động kiểm thử nhỏ nhất, nó được thực hiện trên các hàm hay cácthành phần riêng lẻ Người thực hiện là developers.

Mục đích chính: Cô lập từng thành phần trong chương trình và chứng minhcác bộ phận riêng lẻ, chính xác về các yêu cầu chức năng.

Ưu điểm:

 Phát hiện và sửa lỗi sớm (giai đoạn lập trình). Tài liệu kiểm thử có thể tái sử dụng lại.

 Độc lập với các thành phần khác của hệ thống.Nhược điểm:

 Không thể phát hiện mọi lỗi của chương trình.

 Khi thay đổi interface của module thì phải sửa lại nhiều testcase

Kỹ thuật sử dụng: Kỹ thuật bao phủ code (code coverage) – thống kê dựavào số lượng code được kiểm tra.

 Bao phủ dòng lệnh (Statement Coverage) Bao phủ nhánh (Branch/Decision Coverage) Bao phủ điều kiện (Condition Coverage) Bao phủ Finite State Machine CoverageCác công cụ kiểm thử đơn vị tự động hay dùng: Junit, TesNG, Jtest, Nunit

 HtmlUnit, PHPUnit

1.3.2 Kiểm thử tích hợp (Intergation Testing)

Trang 12

Kiểm thử tích hợp là loại kiểm thử trong đó các module của phần mềm đượctích hợp logic, được kiểm thử theo nhóm và thực hiện sau khi kiểm thử đơn vị.

Mục tiêu: Phát hiện lỗi giao tiếp xảy ra giữa các Unit, tích hợp các Unit đơnlẻ thành các hệ thống nhỏ (subsytem) và cuối cùng là hệ thống hoàn chỉnh để chuẩnbị cho kiểm thử mức System.

Dữ liệu của kiểm thử là tài liệu Đặc tả thiết kế Kiểm thử tập trung vào cácgiao diện và luồng xử lý thông tin giữa các module.

Có hai cách tiếp cận là Bigbang và tiếp cận tăng dần Bigbang là các thànhphần được tích hợp cùng lúc, sau đó tiến hành kiểm thử Tiếp cận tăng dần là ghéphai hoặc nhiều module có liên quan đến logic, quá trình tiếp tục cho đến khi tất cảcác module được thêm vào và hoàn thành quá trình kiểm thử.

1.3.3 Kiểm thử hệ thống (System Testing)

Kiểm thử hệ thống là phương pháp theo dõi, đánh giá hành vi của sản phẩmhoặc hệ thống phần mềm hoàn chỉnh và đã được tích hợp đầy đủ dựa trên bản đặctả yêu cầu Được thực hiện sau Intergation Testing và Unit Testing.

Các điều kiện tiên quyết của kiểm thử hệ thống:

 Phải đảm bảo phần mềm được thống nhất kiểm tra. Kiểm thử tích hợp được thực hiện.

 Đảm bảo môi trường kiểm thử đã sẵn sàng.

Một số loại kiểm thử được thực hiện bởi kiểm thử hệ thống: Kiểm thử càiđặt, kiểm thử chức năng, kiểm thử khả năng phục hồi, kiểm thử độ tin cậy, kiểmthử hồi quy, kiểm thử bảo mật, …

1.3.4 Kiểm thử chấp nhận người dùng (User Acceptance Testing)

Kiểm thử chấp nhận người dùng là loại kiểm thử thực hiện bởi khách hàngđể xác nhận hệ thống đã làm việc đúng như mong đợi và thoả mãn yêu cầu ngườidùng Được thực hiện vào giai đoạn kiểm thử cuối cùng trước khi phần mềm đượcđưa vào hoạt động chính thức.

Điều kiện tiên quyết của kiểm thử chấp nhận người dùng: Phải đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ chính của ứng dụng. Phần mềm đã được hoàn thiện ở mức cao nhất.

Trang 13

 Các khâu kiểm thử: Kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệthống đã được hoành thành.

 Các lỗi quan trọng không còn tồn tại,

 Môi trường kiểm thử chấp nhận người dùng phải được chuẩn bị sẵn sàng

Một số ưu điểm của kiểm thử hộp đen:

 Khả năng tương quan với góc nhìn của người dùng cuối: Với kiểm thửhộp đen, người thử nghiệm không cần biết cách hoạt động bên trong củaphần mềm, giống như người dùng cuối Điều này giúp họ có thể tập trung

Trang 14

vào việc kiểm tra các chức năng và giao diện người dùng một cách chínhxác.

 Khả năng phát hiện lỗi không mong đợi: Do người thử nghiệm không biếtđược cấu trúc bên trong của phần mềm, họ có thể tạo ra các ca kiểm thửmà những lập trình viên không nghĩ đến Điều này giúp tăng khả năngphát hiện các lỗi không mong đợi hoặc các tình huống bất thường.

 Được áp dụng một cách linh hoạt và đa dạng: Kiểm thử hộp đen có thểđược áp dụng một cách linh hoạt và đa dạng cho nhiều loại phần mềm vàdự án khác nhau, từ ứng dụng di động đến phần mềm máy tính lớn.

 Giảm thiểu sự phụ thuộc vào mã nguồn: Vì người thử nghiệm không cầnbiết về mã nguồn hoặc cấu trúc bên trong của phần mềm, kiểm thử hộpđen giảm thiểu sự phụ thuộc vào lập trình viên và giúp tạo ra các ca kiểmthử độc lập.

 Thích hợp cho giai đoạn cuối cùng của kiểm thử: Kiểm thử hộp đenthường được sử dụng trong giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm thử đểkiểm tra tính đầy đủ và tính toàn diện của phần mềm trước khi phát hành.Một số nhược điểm của kiểm thử hộp đen:

 Giới hạn trong việc phát hiện lỗi phức tạp: Vì người thử nghiệm khôngbiết về cấu trúc bên trong của phần mềm, họ có thể gặp khó khăn trongviệc phát hiện các lỗi phức tạp liên quan đến logic hoặc cấu trúc nội bộcủa phần mềm.

 Khả năng kiểm thử không toàn diện: Do kiểm thử hộp đen tập trung vàoviệc kiểm tra chức năng từ góc nhìn của người dùng, nó có thể bỏ quamột số khía cạnh khác như hiệu suất, bảo mật hoặc tính mở rộng của phầnmềm.

 Yêu cầu ca kiểm thử chi tiết: Để đạt được mức độ kiểm thử chính xác vàđầy đủ, các ca kiểm thử cần phải được thiết kế một cách chi tiết và toàndiện Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức từ phía người thửnghiệm.

 Không thể sử dụng trong việc kiểm thử tĩnh mã nguồn: Kiểm thử hộp đentập trung vào việc kiểm tra phần mềm từ góc nhìn bên ngoài, nên khôngthể áp dụng cho việc kiểm thử tĩnh mã nguồn hoặc kiểm tra các tính năngẩn.

Trang 15

 Yêu cầu nguồn lực lớn: Việc thiết kế và triển khai các ca kiểm thử chi tiếttrong kiểm thử hộp đen có thể đòi hỏi một số nguồn lực lớn, bao gồm thờigian, công sức và chi phí.

Các kỹ thuật thường được sử dụng trong kiểm thử hộp đen: Phân hoạch tương đương (Equivalence Partition)

 Phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis) Bảng quyết định (Decision Table)

 Đồ thị nguyên nhân – kết quả (Cause Effect Graph) Đồ thị chuyển trạng thái (State Transtion)

1.4.2 Kiểm thử hộp trắng (While – box Testing)

Hình 1.2 Kiểm thử hộp trắng

Kiểm thử hộp trắng, còn được gọi là kiểm thử dựa trên mã nguồn, là mộtphương pháp kiểm thử phần mềm mà người thử nghiệm có kiến thức về cấu trúcbên trong của phần mềm Họ kiểm tra và kiểm soát phần mềm dựa trên mã nguồnvà cấu trúc nội bộ của nó.

Trang 16

Một số ưu điểm của kiểm thử hộp trắng:

 Khả năng phát hiện lỗi sâu hơn: Với kiểm thử hộp trắng, người thửnghiệm có thể kiểm tra logic, luồng điều khiển và cấu trúc dữ liệu bêntrong của phần mềm Điều này giúp phát hiện và sửa chữa các lỗi logichoặc lỗi nội bộ mà không thể được phát hiện bằng cách sử dụng kiểm thửhộp đen.

 Độ chính xác cao hơn: Do người thử nghiệm có kiến thức về cấu trúc bêntrong của phần mềm, họ có thể thiết kế các ca kiểm thử chi tiết và toàndiện hơn, từ đó tăng cường độ chính xác của kiểm thử.

 Kiểm thử toàn diện hơn: Kiểm thử hộp trắng cho phép kiểm tra tất cả cácnhánh điều kiện, vòng lặp và các phần của mã nguồn Điều này giúp đảmbảo rằng tất cả các đường dẫn trong mã nguồn đều được kiểm tra.

 Thích hợp cho kiểm thử tự động: Với kiểm thử hộp trắng, việc tạo ra cácbộ kiểm tra tự động hoặc kiểm tra đơn vị có thể được thực hiện một cáchdễ dàng, vì người thử nghiệm có thể truy cập và kiểm soát được mãnguồn.

Một số nhược điểm của kiểm thử hộp trắng:

 Yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao: Để thực hiện kiểm thử hộp trắng, ngườithử nghiệm cần có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, cấu trúcdữ liệu và các nguyên tắc lập trình khác.

 Tốn thời gian và công sức: Thiết kế và triển khai các ca kiểm thử hộptrắng có thể tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với kiểm thử hộp đen,đặc biệt là đối với các ứng dụng lớn và phức tạp.

 Không thích hợp cho giai đoạn cuối cùng của kiểm thử: Kiểm thử hộptrắng thường được sử dụng trong giai đoạn phát triển sớm để kiểm tra cácphần của mã nguồn Trong giai đoạn cuối cùng của kiểm thử, việc sửdụng kiểm thử hộp trắng có thể hạn chế và không hiệu quả.

 Khó khăn trong việc kiểm thử tính mở rộng và tính mở cửa của phầnmềm: Do kiểm thử hộp trắng tập trung vào cấu trúc nội bộ của phần mềm,nên có thể khó khăn trong việc kiểm tra tính mở rộng và tính mở cửa củaphần mềm, cụ thể là khi phải xử lý với các thành phần bên ngoài hoặc dữliệu đầu vào không xác định từ người dùng

Các kỹ thuật được áp dụng trong kiểm thử hộp trắng: Kiểm thử dòng điều khiển

Trang 17

 Kiểm thử dòng dữ liệu

Trang 18

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH KIỂM THỬ2.1 Tổng quan về hệ thống cho thuê nhà

Hệ thống cho thuê nhà là một công cụ giúp chủ nhà và ngườithuê nhà đơn giản hóa quá trình cho thuê nhà Hoạt động nghiệpvụ của một hệ thống cho thuê nhà có thể được tóm tắt như sau:

 Chủ nhà sẽ đăng thông tin về nhà cho thuê với các thông tin sau: Vị trí,giá cho thuê phòng, đối tượng cho thuê phòng, số điện thoại, thông tin chitiết về phòng, các tiện nghi và dịch vụ.

 Người thuê nhà cần phải có tài khoản nếu muốn thuê nhà Khi đăng kýthuê nhà người thuê cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân: tên, tuổi, địachỉ, năm sinh, giới tính, số điện thoại, email, căn cước công dân.

 Sau khi kiểm tra thông tin cá nhân, chủ nhà có thể liên lạc lại với ngườithuê nhà để hẹn gặp mặt trao đổi Nếu hai bên đồng ý thì chủ nhà có thểcập nhập người thuê nhà mới lên trên ứng dụng, một số thông tin vềngười thuê nhà sẽ được lưu lại để chủ nhà có thể quản lý Người thuê nhàsẽ nhận được thông báo về việc đã được thêm vào nhà cho thuê và có thểxem thông tin thuê nhà tại trang cá nhân của mình.

 Khi người thuê nhà ngừng thuê nhà: Chủ nhà trọ dựa theo thông tin đãđược lưu để quản lý để xóa người thuê nhà ra khỏi danh sách người thuênhà, đồng thời liên hệ gặp mặt nếu cần.

 Người thuê nhà trong quá trình thuê nếu trả tiền muộn sẽ nhận thông báocảnh báo, nếu quá mức hẹn trong hợp đồng hai bên thỏa thuận sẽ chịuphạt theo hợp đồng.

 Trong quá trình cho thuê, người thuê nhà có thể yêu cầu sửa chữa đối vớinhà cho thuê, tiền sửa chữa được thỏa thuận giữa người thuê nhà và chủ nhà.

2.2 Mục tiêu kiểm thử

Mục tiêu chính là đảm bảo rằng ứng dụng di động cho thuê nhà hoạt độngmột cách đáng tin cậy và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt Xác định thông tincơ bản về dự án và các thành phần chức năng được kiểm thử và những thành phầnchức năng không được kiểm thử.

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan