phần III luật tài chính công - Môn Tài chính công

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phần III luật tài chính công - Môn Tài chính công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

• Quy trình- Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi hồ sơthanh toán theo quy định gửi Kho bạc Nhà nước nơigiao dịch để làm că

Trang 1

LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG

Gv: Ths Nguyễn Thị Hoài Thu

Trang 2

PHẦN III

PHÁP LUẬT VỀ PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC

TÀI CHÍNH CÔNG

Trang 3

NỘI DUNG

I - PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC VÀ CÁC QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI NGÂN SÁCH

II - PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA TÀI CHÍNH, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG

Trang 4

I - PHÁP LUẬT VỀ CHI NSNN VÀ CÁC QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI NS

1 Pháp luật về chi NSNN1.1 Khái niệm chi NSNN

Chi NSNN là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ

NSNN theo những trình tự và thủ tục luật định, trên cơ sở dự toán chi NSNN đã đựơc cơ quan nhà nước có

thẩm quyền quyết định, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN.

Trang 6

1.3 Kết cấu chi ngân sách nhà nước

a Khái niệm kết cấu chi NSNN

Kết cấu chi NSNN đựơc hiểu là hệ thống các khoảnchi NS và tỷ trọng của các khỏan chi đó

b Các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu chi NSNN

Trang 7

c Nội dung kết cấu chi NSNN

Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển là nhiệm

vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ chi ĐT, PT của NSTW

a) Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định;

Trang 8

• Nhiệm vụ chi ĐT, PT của NSĐP

a) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được PL quy định;

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Trang 9

• b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

• c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Trang 10

 Chi thường xuyên

Là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trang 11

• NSTW: Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang

bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:

• a) Quốc phòng;

• b) An ninh và trật tự, an toàn xã hội;

• c) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;• d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

• đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;• e) Sự nghiệp văn hoá thông tin;

• g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

Trang 12

• h) Sự nghiệp thể dục thể thao;• i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;• k) Các hoạt động kinh tế;

• l) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

• m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

• n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Trang 13

• NSĐP: Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở

địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:• Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

• b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

• c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;

• d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;• đ) Sự nghiệp văn hoá thông tin;

• e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;• g) Sự nghiệp thể dục thể thao;

Trang 14

• Sự nghiệp bảo vệ môi trường;• i) Các hoạt động kinh tế;

• k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

• l) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

Trang 15

Chi dự trữ quốc gia

- Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ Hàng dự trữ quốc gia là

vật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia.

- Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách

nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Trang 16

Chi trả nợ lãi

Bao gồm:

- Chi trả nợ lãi các khoản do Chính phủ vay

- Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phươngvay

Trang 17

Chi viện trợ

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Trang 18

1.4 Nguyên tắc, điều kiện chi NSNN1.4.1 Các nguyên tắc chi NSNN

a Nguyên tắc cân bằng thu – chi

• Cơ sở lý luận: Họat động chi phải dựa vào họat động

thu NSNN Bởi vì có thu thì mới có chi

• Nội dung:

Việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chi NSNN phảiphù hợp với khả năng thu NSNN; quy mô và tốc độ chi NSNN phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế vàcó tích lũy

Trang 19

• CSPL: Điều 7 Luật NSNN 2015

“Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu

khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủvào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc khônggắn với nhiệm vụ chi cụ thể”.

“Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc

tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằngthu, chi ngân sách”

Trang 20

b Nguyên tắc chi theo kế hoạch - đúng mục đích

• Cơ sở lý luận:

Quỹ NSNN là quỹ được tạo lập từ các nguồn thu trongdân chúng  NN cần phải sử dụng một cách có hiệuquả nguồn thu này  cần phải có sự kiểm tra, giám sátcủa nguời dân bên cạnh sự kiểm tra, thanh tra của nhànước đối với họat động sử dụng NSNN.

• Nội dung:

Chỉ có những khoản chi nào có trong dự toán NSNN đãđược phê chuẩn, mới được KBNN cấp phát.

Trang 21

c Nguyên tắc tiết kiệm chi

 Tiết kiệm chi là chi theo đúng tiêu chuẩn, định mứcmà Nhà nước đã quy định, có nội dung chi hợp lý. Ưu tiên các khoản chi vào những lĩnh vực Nhà nước

khuyến khích hoặc ưu đãi, hạn chế tối đa nhữngkhoản chi không mang lại hiệu quả.

Trang 22

1.4.2 Các điều kiện chi ngân sách

Một khoản chi NSNN được coi là hợp pháp và đưa vàoquyết toán NSNN khi và chỉ khi thỏa mãn đầy đủ cácđiều kiện sau:

• Khoản chi đã có trong dự toán NS được giao;

• Các khoản chi đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi.• Ngoài ra, đối với từng khoản chi cụ thể còn phải đáp

ứng các điều kiện riêng VD: Đối với chi đầu tư xâydựng cơ bản, chi dự trữ quốc gia

Trang 23

* Ngoại lệ: Chi NS không cần thiết phải thỏa các điều

kiện này trong trường hợp tạm cấp ngân sách theo quyđịnh tại Đ 51 Luật NSNN 2015 Vì sao?

Trang 24

1.5 Các phương thức chi NSNN1.5.1 Các hình thức chi NSNN

a Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc NN

Đối tượng:

- Cơ quan hành chính NN.- Đơn vị sự nghiệp công lập.

Trang 25

• Quy trình

- Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi,

thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi hồ sơthanh toán theo quy định gửi Kho bạc Nhà nước nơigiao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

- Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ củađơn vị sử dụng ngân sách theo quy định, nếu đủ điềukiện theo quy định, thì thực hiện chi trả trực tiếp chongười hưởng lương và người cung cấp hàng hoá, dịchvụ hoặc chi trả qua đơn vị sử dụng ngân sách.

Trang 26

- Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ Khobạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước thực hiện chi cho đơnvị sử dụng NSNN đảm bảo các khoản chi đáp ứng cácđiều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định và hạchtoán theo đúng quy định của mục lục ngân sách nhà

nước hiện hành.

Trang 27

b Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền

• Đối tượng :

- Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội khôngcó quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước;

- Chi trả nợ nước ngoài;

- Chi cho vay của ngân sách nhà nước;

- Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền cólượng vốn nhỏ, nội dung chỉ rõ) theo quyết định của

Thủ trưởng cơ quan tài chính.

- Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởngcơ quan tài chính.

Trang 28

Quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền:

- Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểmsoát nội dung, tính chất và kiểm soát hồ sơ chứng từcủa từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện thanh toánchi trả ngân sách theo quy định; ra lệnh chi tiền gửiKho bạc Nhà nước để chi trả cho đơn vị sử dụng ngânsách.

- Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách vàchi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách theo nội dung

Trang 29

1.5.2 Phương thức chi ngân sách nhà nướca Chi theo phương thức tạm ứng

Khái niệm:

Tạm ứng là việc chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong

trường hợp khoản chi ngân sách nhà nước của đơn vị sử

dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ hóa đơn, chứng

từ theo quy định do công việc chưa hoàn thành.

Trang 30

Nội dung tạm ứng

- Tạm ứng bằng tiền mặt: nội dung tạm ứng bằng tiền

mặt cho đơn vị sử dụng NSNN, bao gồm các khoản chicủa đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc nội dungđược phép chi bằng tiền mặt theo qđ

- Tạm ứng bằng chuyển khoản: nội dung tạm ứng bằng

chuyển khoản cho các đơn vị sử dụng NSNN bao gồm:Chi mua vật tư văn phòng; Chi hội nghị (trừ các khoảnthanh toán cho cá nhân được phép tạm ứng bằng tiềnmặt); Chi thuê mướn (thuê nhà, thuê đất, thuê thiếtbị )…

Trang 31

Trình tự, thủ tục tạm ứng

- Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước hồ sơ, tài liệu liên quan đến từng khoản chi tạm ứng theo quy định kèm theo giấy rút dự toán ngân

sách nhà nước (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ giải quyết và theo dõi khi thanh toán tạm ứng.

- Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ, chứng từ, nếu đảm bảo theo quy định thì làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị.

Trang 32

Thanh toán tạm ứng:

- Thanh toán tạm ứng là việc chuyển từ tạm ứng sang

thanh toán khi khoản chi đã hoàn thành và có đủ

hồ sơ chứng từ để thanh toán.

- Đối với những khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với

Kho bạc Nhà nước chậm nhất ngày cuối cùng của

tháng sau.

Trang 33

- Đối với những khoản chi tạm ứng bằng chuyển

khoản: các khoản không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng

NS phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất

ngày cuối cùng của tháng sau Đối với những khoản

chi có hợp đồng, ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng, các đơn vị sử dụng NS

phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc NN.Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị sử dụng NS có trách

nhiệm gửi đến Kho bạc NN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng từ tương ứng có liên

quan theo quy định để Kho bạc NN kiểm soát, thanh

Trang 34

Xử lý khi thanh toán tạm ứng

- Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số đã tạm ứng); đồng thời, đơn vị lập thêm giấy rút dự toán ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán bổ sung cho đơn vị (số chênh lệch giữa số Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán và số đã tạm ứng);

Trang 35

- Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng số đã tạm ứng: căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán tạm ứng), số chênh lệch sẽ được theo dõi để thu hồi hoặc thanh toán vào tháng sau, kỳ sau.

Lưu ý: Tất cả các khoản đã tạm ứng để chi theo dự toán NSNN đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán được xử lý theo quy định về

hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Trang 36

b Chi theo phương thức thanh toán trực tiếp

- Bản chất của thanh toán trực tiếp: Thanh toán trực

tiếp là phương thức chi trả NS trực tiếp cho đơn vị sử

dụng NSNN hoặc cho người cung cấp HH, DV khi

công việc đã hoàn thành, có đủ các hồ sơ chứng từthanh toán trực tiếp theo quy định và các khoản chi NS đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi NS theo quy

- Mức thanh toán: căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp

pháp, hợp lệ, trong phạm vi dự toán NSNN được giaovà còn đủ số dư dự toán để thực hiện thanh toán.

Trang 37

- Trình tự, thủ tục thanh toán trực tiếp:

 Đơn vị sử dụng NSNN gửi Kho bạc NN hồ sơ, tàiliệu liên quan đến từng khoản chi theo quy định kèmtheo giấy rút dự toán NSNN (thanh toán), trong đóghi rõ nội dung thanh toán để Kho bạc NN có căn cứgiải quyết và hạch toán kế toán.

 Kho bạc NN kiểm soát theo quy định, nếu đảm bảotheo quy định thì thực hiện thanh toán trực tiếp chocác đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc qua đơnvị sử dụng ngân sách.

Trang 38

c Tạm cấp kinh phí ngân sách: (Điều 51 – Luật NSNN 2015)

Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định:

- Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương

Trang 39

 Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;

 Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;

 Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;

 Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dựán đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác đểkhắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh

Trang 40

• Lưu ý:

• Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước.

• Chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất

Trang 41

d Chi ứng trước dự toán cho năm sau: (Điều 57 –Luật NSNN 2015)

• Điều kiện chi ứng trước: Việc ứng trước dự toán

ngân sách nhà nước được thực hiện khi: ứng trước dựtoán ngân sách năm sau để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

• Cấp ngân sách được thực hiện: Ngân sách trung

ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện.

Trang 42

• Mức ứng trước: Mức ứng trước không quá 20% dự

toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê

duyệt

• Xử lý: Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải

bố trí đủ dự toán để thu hồi hết số đã ứng trước;

không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.

Trang 43

2 PL về các quỹ TCC ngoài ngân sách

2.1 Khái quát về các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò các quỹ TCC ngoài NSNN

Trang 44

a Khái niệm

“Các quỹ Tài chính ngoài NSNN là các quỹ có nguồn

NSNN, các khoản đóng góp của nhân dân và các cánhân, tổ chức khác được thành lập theo quy định củapháp luật

Nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý

những biến động bất thường trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội, để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trườnghợp khó khăn về nguồn tài chính, hoặc phục vụ các mụcđích hỗ trợ khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các mục đích phát triển cộng đồng khác”.

Ngày đăng: 08/05/2024, 11:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan